Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không và đăng ký như thế nào
Máy bộ đàm là thiết bị liên lạc cực kỳ quan trong đối với các công ty trong lĩnh vực bảo vệ, xây dựng… vừa giúp thông tin liên lạc dễ dàng, nhanh chóng để phối hợp kịp thời, vừa tiết kiệm chi phí. Chỉ từ vài trăm đến vài triệu là bạn đã dễ dàng sở hữu một bộ thiết bị bộ đàm, thế nhưng theo quy định của Nhà nước liệu việc sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không.
Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không?
Trước đây, bộ đàm thường được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quân sự, cùng với sự phát triển kinh tế nhu cầu sử dụng bộ đàm trong thương mại và dân sự càng lớn. Chính vì vậy Chính phủ đã ban hành Luật tần số vô tuyến điện vào năm 2009 quy định cụ thể về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ để tránh việc sử dụng bộ đàm trong dân sự ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Theo khoản 1 điều 16 Luật tần số vô tuyến điện quy định, bất cứ tổ chức hay cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải sở hữu giấy phép được cấp bởi Cục tần số tại địa phương. Trừ các trường hợp được miễn trừ được liệt kê trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện do Bộ Bưu chính Viễn thông quy định ví dụ như bộ đàm phục vụ ngành đánh bắt cá... Khi bạn sử dụng bộ đàm có phải đăng ký tần số với Cục tần số tại địa phương, nếu không đăng ký bạn có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng.
>>> Xem thêm: Top 3 thương hiệu bộ đàm được yêu thích hiện nay
Đăng ký sử dụng bộ đàm như thế nào?
Bạn đã biết rõ sử dụng bộ đàm có phải đăng ký rồi vậy làm thế nào để đăng ký? Để đăng ký tần số sử dụng bộ đàm, các cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu cần đến sở thông tin – truyền thông tại địa phương hoặc cục tần số vô tuyến điện để thực hiện thủ tục đăng ký.
Theo điều 16 Luật tần số vô tuyến điện, giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, kèm theo các điều kiện cụ thể. Giấy phép được cấp cho tổ chức để sử dụng băng tần hoặc kênh tần số xác định có thời hạn tối đa là 15 năm, kèm theo các điều kiện cụ thể;
Đối với các hành vi sử dụng bộ đàm chưa được cấp phép có thể bị xử phạt hành chính từ 2-50 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền 2 đến 5 triệu đồng/thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị văn phòng vô tuyến điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150W mà không có giấy phép; phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng/thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 5 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10 kW mà không có giấy phép…
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký sử dụng bộ đàm
Để tiết kiệm thời gian khi xin cấp phép sử dụng bộ đàm bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép băng tần đầy đủ gồm:
- Đơn xin cấp phép, trong đó phải nêu rõ băng tần sử dụng và phạm vi phủ sóng;
- Nếu bạn là tổ chức doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Quyết định thành lập đối với tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước hoặc Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Bên nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các thiết bị phải cấp giấy phép thiết lập mạng;
- Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện theo mẫu quy định, trong đó nêu rõ: mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng, công nghệ sử dụng;
- Bản đăng ký danh mục các thiết bị phát sóng vô tuyến điện theo mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
Lưu ý, trong quá trình khai thác sử dụng, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng các điều kiện quy định trong giấy phép và trong Luật tần số vô tuyến điện; báo cáo, bổ sung kịp thời các nội dung thay đổi về thông số kỹ thuật, danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong mạng thông tin vô tuyến điện.
>>> Tham khảo thêm: Lợi ích khi sử dụng máy bộ đàm chính hãng
Tóm lại, sử dụng bộ đàm có phải đăng ký theo quy định của Luật tần số vô tuyến điện và cần tuân thủ các quy định về an toàn tần số vô tuyến điện trong quá trình sử dụng để tránh bị xử phạt hành chính đáng tiếc.
Nếu bạn muốn chọn mua máy bộ đàm Kenwood chất lượng hoặc lắng nghe những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng bộ đàm Vinh Nguyễn là sự lựa chọn hợp lý nhất. Là công ty chuyên cung cấp bộ đàm chính hãng, chất lượng, Vinh Nguyễn sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm và trải nghiệm sử dụng hoàn hảo. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ công ty Vinh Nguyễn qua hotline 02866814847.
SẢN PHẨM MỚI
TIN TỨC MỚI
- 1
Khám phá trợ lý ảo tích hợp ai copilot ưu việt
- 2
Những bước chi tiết trong cách đăng ký copilot microsoft
- 3
Bật mí những cách dùng gpt 4 turbo miễn phí
- 4
Xu hướng mới với cách sử dụng ai của bing trong công việc
- 5
Copilot có mất phí không? Tìm hiểu về chi phí và tính năng của Microsoft Copilot
- 6
Khám phá những tính năng của copilot mang lại cho người dùng
- 7
Tất tần tật so sánh chatgpt vs microsoft copilot
- 8
Cách sử dụng copilot ai để tối ưu hiệu quả công việc
- 9
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đăng Ký Copilot Microsoft
- 10
Tìm hiểu microsoft copilot là gì? kích hoạt microsoft copilot