Danh Mục
Tra cứuđơn hàng
ear0
Giỏ hàng

Để không vi phạm pháp luật thì cần lưu ý các điều sau khi kinh doanh ăn uống

Để không vi phạm pháp luật thì cần lưu ý các điều sau khi kinh doanh ăn uống

Ngành hàng ăn uống có tiềm năng cực kỳ lớn nên trên thị trường có vô vàn cơ sở kinh doanh từ lớn tới nhỏ. Và một thực tế đáng buồn là có rất nhiều cơ sở vi phạm pháp luật mà không hề biết hoặc biết nhưng vẫn làm. Nếu bạn đang có ý định dấn thân vào con đường kinh doanh ăn uống thì hãy chuẩn bị thật tốt các kiến thức liên quan đến ngành ăn uống và kiến thức pháp lý. Chỉ khi chuẩn bị tốt và chấp hành tốt pháp luật thì cơ sở của bạn mới có sự phát triển ổn định, lâu dài và uy tín hơn.

Điều quan trọng đầu tiên tất nhiên vẫn là việc chọn ra loại hình cho hoạt động kinh doanh của cơ sở là hộ kinh doanh cá thể hay là doanh nghiệp. Sau khi đăng ký thành công, bạn phải tiếp tục xin các giấy tờ pháp lý có liên quan gồm:

1. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:

Nếu cơ sở của bạn không nằm trong diện bắt buộc đăng ký kinh doanh thì bạn vẫn cần phải làm cam kết tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận có trách nhiệm tại cơ sở kinh doanh đang hoạt động để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATVSTP của cơ sở.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm (bản photo công chứng)
  • Bản thuyết minh các trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy xác nhận người chế biến, sản xuất thực phẩm và chủ cơ sở đã tham gia tập huấn các kiến thức an toàn thực phẩm.
  • Giấy xác nhận người chế biến, sản xuất thực phẩm và chủ cơ sở đủ điều kiện sức khoẻ.

2. Nếu quán của bạn có bán rượu thì cần xin thêm giấy phép với các hồ sơ gồm: 

  • Đơn đề nghị được cấp phép bán lẻ rượu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
  • Giấy chứng nhận mã số thuế (bản sao công chứng)
  • Hợp đồng của cơ sở với tối thiểu 1 nhà cung cấp rượu.
  • Các hồ sơ chứng nhận địa điểm và quyền sử dụng địa điểm đó để kinh doanh (thời gian sử dụng địa điểm phải ít nhất là 1 năm).
  • Bản kê khai các thiết bị điều chỉnh, kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ khu vực bán rượu (phải luôn đảm bảo khu vực này thoáng mát, không bị mặt trời chiếu trực tiếp).
  • Các giấy tờ liên quan đến VSATTP, phòng cháy chữa cháy...theo quy định pháp luật.

3. Nếu cơ sở kinh doanh có diện tích lớn hơn 200m2 thì phải đăng ký "kế hoạch bảo vệ môi trường"

Chủ cơ sở phải đến "Phòng tài nguyên và môi trường" thuộc UBND cấp huyện để đăng ký hồ sơ về kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nếu đã dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành các yêu cầu trên thì bạn đừng để cho có, mà hãy để tâm chấp hành nghiêm túc các bản cam kết và các quy định pháp lý. Vì chỉ khi chấp hành đúng thì cơ sở của bạn mới kinh doanh, phát triển lâu dài, tạo uy tín và thương hiệu tốt.