ear
Hỗ trợ Khách hàng
ear0
Giỏ hàng

Nắm Vững 7 Nguyên Tắc Sau Để Quản Lý Nhà Hàng Hiệu Quả

Ngày đăng: 13-06-2018Lượt xem: 1,506

Quản lý nhà hàng chưa bao giờ là điều đơn giản, một người quản lý giỏi cần phải hội tụ nhiều yếu tố như kiến thức chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, mối quan hệ xã hội rộng rãi và khả năng nhìn nhận đa chiều, bao quát mọi sự việc. Chính vì vậy, có thể nói rằng một nhà hàng có kinh doanh tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo tài ba của nhà quản lý. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà hàng thì đừng ngại dành thời gian để đọc 7 nguyên tắc vô cùng quan trọng sau đây. quan trọng nhất là việc lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp nhát 

  • Vị trí hợp lý, bài trí thu hút:

Tùy theo loại hình nhà hàng và vốn đầu tư mà chọn ra nơi kinh doanh cũng như phong cách trang trí phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số ý dưới đây để chọn ra được vị trí hợp lý nhất:

    • Dừng, đỗ xe thuận lợi
    • Dự kiến lượng bán hàng
    • Khách hàng mục tiêu có nhiều ở khu vực này không
    • Các nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh xung quanh có gây ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực gì cho nhà hàng không.
    • Khu vực này có dự định quy hoạch gì không

Thiết kế và bố trí cho không gian nhà hàng cũng là điều then chốt quyết định đến sự thành công của kinh doanh. Một nhà hàng thông thường chỉ dành 30% diện tích cho khu vực bếp, chế biến thức ăn, 40 – 60% diện tích cho khách và chỉ một phần rất nhỏ còn lại để lưu trữ hàng hóa hoặc văn phòng. Nên đầu tư thiết kế nhà hàng sao cho đẹp, hài hòa và thu hút nhất.

  • Khách hàng là thượng đế

Câu nói vô cùng quen thuộc này đã, đang và luôn là một kim chỉ nam trong tất cả các ngành nghê kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng. Một nhà hàng chỉ kinh doanh hiệu quả khi làm khách hàng cảm thấy hài lòng và muốn quay lại lần nữa. Chính vì vậy, người quản lý phải hiểu được nhu cầu, sở thích, tâm lý chung của khách hàng để từ đó đưa ra được những chính sách hợp lý. Trong quy luật kinh doanh, thị trường luôn luôn biến đổi, sở thích của khách hàng cũng ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, đa số khách hàng vẫn luôn thích “đồ ăn ngon và giá rẻ”. 

Bên cạnh đó, người quản lý phải biết lắng nghe và ghi nhận thông tin, ý kiến từ khách hàng, xử lý khiếu nại, giải đáp thắc mắc nhanh chóng và thỏa đáng. Qua rồi cái thời chỉ cần đồ ăn ngon và rẻ, những thứ còn lại sao cũng được. Ngày nay, dịch vụ và thái độ cư xử đã trở thành một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu. 

  1. Quản lý nhân viên

Với ngành nhà hàng thì nhân viên chính là bộ mặt của công ty. Vậy nên ngày từ bước đầu tiên của việc tuyển dụng, người quản lý phải chọn lọc và tuyển ra những người nhân viên vừa có tài, vừa muốn gắn bó lâu dài với nhà hàng. Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, hãy soạn riêng cho mình một bảng mô tả về các yêu cầu, chi tiết và điều mình muốn cũng như nhiệm vụ riêng của từng vị trí, bộ phận. Đây là một cách cực kỳ hiệu quả để bạn khoanh vùng rồi chọn ra được ứng viên thích hợp nhất. 

Sau khi tuyển dụng, bước tiếp theo là phổ  biến nội quy của nhà hàng để nhân viên tuân thủ nghiêm túc. Khi đã phân công rõ ràng thì người quản lý mới có thể dễ dàng vận hàng và kiểm soát mọi việc suôn sẻ. Cũng đừng bao giờ lơ là đào tạo để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên  môn cho nhân viên. Người quản lý có thể chia ra theo từng giai đoạn để phục vụ hợp lý hơn, tốt hơn cho khách hàng. 

  • Chiến lược marketing;

Marketing là một phần không thể thiếu cho mọi nhà hàng, vậy  nên người quản lý cần phải có chiến lược marketing cụ thể, chia ra từng gian đoạn một cách rõ ràng. Có rất nhiều kênh truyền thông để như là báo chí, website, truyền hình, mạng xã hội….giúp nhà hàng xây dựng thương hiệu riêng của mình. 

Người quản lý giỏi không chỉ phải biết và nắm rõ được tất cả các chương trình, chiến lược marketing của nhà hàng để từ đó phối hợp và bố trí nhân lực lẫn thực đơn sao cho hợp lý. Thường xuyên đối mới để tạo ra nhiều chương trình đa dạng, mới mẻ nhằm thu hút khách hàng; mà còn có sự am hiểu sâu sắc về khách hàng cùng thị trường chiến lược để thực hiện cấc hoạt động marketing hiệu quả nhất. 

  • Quản lý dòng tiền 

Người quản lý cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính (tiền thu vào, chi ra và doanh số mỗi tháng) của nhà hàng. Nên thiết lập một hệ thống lịch sử kinh doanh để luôn nắm rõ các chi phí, tăng giảm, số khách hàng và cả dự đoán được doanh số tương lai. Có thể chia ra các kế hoạch tại chính theo kỳ gồm ngắn – trung – dài hạn.

  • Chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp

Công nghệ phát triển mạnh mẽ đã mang đến sự trợ giúp vô cùng to lớn trong việc quản lý nhà hàng. Ngày nay, người quản lý không cần phải vất vả quản lý bằng giấy tờ viết tay nữa, đã có nhiều phần mềm quản lý hữu dụng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, công sức. Bạn có thể tham khảo phần mềm riêng cho nhà hàng trên website  http://vinhnguyen.vn

Với rất nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, linh hoạt, tiện dụng, dễ sử dụng,Phần mềm bán hàng Vinh Nguyễn cung cấp với ứng dụng hỗ trợ tối đa để bạn tối ưu hóa và có cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn khi quản lý nhà hàng.

  1. Menu 

Món ăn chính là “linh hồn” của nhà hàng, còn thực đơn lại chính là “bộ mặt” của nhà hàng. Một cuốn Menu được khách cầm lên sẽ ngay lập tức tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà hàng. Vì vậy, hãy tạo cho nhà hàng một thực đơn đầy sáng tạo và đậm chất riêng để khách hàng bị thu hút ngay từ lần đầu tiên. Đây cũng chính là 1 yếu tố thể hiện được sự tài ba của nhà quản lý.