Tra cứuđơn hàng
ear0
Giỏ hàng

Mở Quán Cà Phê Phải Nộp Những Khoản Thuế Nào? Cập Nhật Mới Nhất Trong Năm 2023

Bạn đang có kế hoạch mở một quán cafe và muốn hiểu rõ về các khoản thuế mà bạn phải nộp? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp từng bước quy trình nộp thuế cho quán cafe của bạn. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về các quy định thuế trong năm 2023 và giúp bạn hiểu rõ các trách nhiệm thuế của mình. 

Mở quán cafe có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh?

Mở quán cafe là một hình thức kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc đăng ký kinh doanh là một quy trình pháp lý cần thiết để xác nhận việc thành lập và hoạt động hợp pháp của quán cafe. Đây cũng là cách để chính quyền và các cơ quan quản lý có thể kiểm soát và hỗ trợ quán cafe trong quá trình kinh doanh.

Vì sao lại như vây? Quán cà phê có địa điểm bán hàng, hoạt động kinh doanh thông qua việc cung cấp dịch vụ ăn uống do đó không thuộc các điều khoản “thương nhân” tự do của điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

Hình thức đăng ký kinh doanh phổ biến nhất là hộ kinh doanh. Tuy nhiên tùy vào quy mô công ty, số lượng nhân viên và phương thức hoạt động có các loại đăng ký: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… 

Mở Quán Cà Phê Phải Nộp Những Khoản Thuế Nào

Để đăng ký kinh doanh quán cafe, bạn cần thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như đơn đăng ký kinh doanh, giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu (chứng minh nhân dân, hộ chiếu), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê mặt bằng, và các giấy tờ liên quan khác.

Nộp đơn đăng ký kinh doanh: Bạn phải điền đầy đủ thông tin trong đơn đăng ký kinh doanh và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Chi cục Thuế.

Thanh toán lệ phí đăng ký kinh doanh: Sau khi nộp đơn đăng ký, bạn phải thanh toán lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của địa phương.

Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Sau khi hoàn tất các thủ tục và thanh toán lệ phí, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là giấy tờ quan trọng xác nhận việc bạn đã được phép hoạt động quán cafe.

Qua quá trình đăng ký kinh doanh, quán cafe của bạn sẽ được công nhận là một doanh nghiệp hợp pháp và có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký kinh doanh cũng giúp bạn tránh rủi ro pháp lý và tạo niềm tin cho khách hàng về uy tín và chất lượng của quán cafe.

Những khoản thuế phải nộp khi kinh doanh quán cà phê

Thuế môn bài

Thuế môn bài là một khoản thuế đặc biệt áp dụng cho các hoạt động kinh doanh như quán cafe. Mức thuế dựa trên số vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).

Mức nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh như sau:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
  • Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: được miễn.

Mức thuế môn bài đối với doanh nghiệp:

  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ VNĐ, mức thuế môn bài phải nộp là 3.000.000 VNĐ/năm
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ VNĐ trở xuống, mức thuế môn bài phải nộp là 2.000.000 VNĐ/năm
  • Đối với các đối tượng là Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, Đơn vị sự nghiệp, Tổ chức kinh tế khác, mức thuế môn bài phải nộp là 1.000.000 VNĐ/năm

Mở Quán Cà Phê Phải Nộp Những Khoản Thuế Nào

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân dành cho người lao động được doanh nghiệp nộp thay mặt nộp cho nhà nước. Thuế được tính và kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. 

  • Thuế TNCN cần phải nộp là doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.
  • Đối với kinh doanh quán cafe, thuế TNCN tỷ lệ là 1%.
  • Trong trường hợp doanh thu quán cafe dưới 100 triệu/ năm thì không phải nộp thuế VAT và thuế TNCN.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

VAT là một khoản thuế áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ tại Việt Nam. Bạn cần thu thập và giữ gìn các hóa đơn, biên lai và chứng từ liên quan đến việc bán hàng để làm căn cứ cho việc tính toán và nộp VAT hàng tháng hoặc hàng quý. Người chịu thuế thực chất là người tiêu dùng. Quán chỉ thay mặt người tiêu dùng thanh toán cho cơ quan thuế. 

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất VAT là 10%.
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
  • Số thuế VAT phải nộp = doanh thu thuế VAT x tỷ lệ thuế VAT.

Việc nộp thuế là một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh quán cafe. Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các khoản thuế phổ biến mà bạn phải nộp khi mở một quán cafe.