Tra cứuđơn hàng
ear0
Giỏ hàng

Kinh doanh quán ăn hay phát sinh các chi phí nào ?

Cho dù đây là lần đầu tiên kinh doanh quán ăn hay đã từng mở rất nhiều quán ăn rồi thì việc kinh doanh lĩnh vực ăn uống vẫn là ngành phát sinh vô vàn chi phí một cách đột xuất mà bạn rất khó có thể kiểm soát. Vì vậy, bạn cần biết thêm thông tin về các khoản thường phát sinh và dành riêng ra ít nhất là khoảng 10% ngân sách để giải quyết các trường hợp phát sinh đó. Một số loại chi phí phát sinh bất ngờ thường xuất hiện như: 

Phí mua nguyên liệu để thiết kế quán:

Mặc dù khi lên bản thiết kế quán ăn, bạn đã mường tượng và tính toán những điều cần làm, các nguyên vật liệu, phong cách thiết kế.... hoặc cho dù bạn đã có bản thiết kế chi tiết và ước tính nguyên vật liêu nhưng trong thực tế vẫn luôn phát sinh rất nhiều các nguyên vật liệu khác khiến bạn tốn thêm chi phí. Hoặc trong trường hợp tệ hơn là khi bạn đã thiết kế được 1 nửa nhưng lại thấy nó không phù hợp thực tế thì phải thay đổi, huỷ đi làm lại, nâng cấp vật liệu đắt hơn...

Chi phí bất ngờ khi xây dựng:

Khi xây dựng, không phải thuận lợi làm 1 lần từ đầu đến cuối là sẽ hoàn chỉnh. Có lúc bạn phát hiện ra mình cần lắp thêm thiết bị, ổ điện... Tuy nhiên, nếu đã dự trù và lên kế hoạch kỹ lưỡng thì đây chỉ là những thay đổi nhỏ và không quá tốn kém. Với các quán ăn nhỏ và số vốn không đủ lớn để xây mới mặt bằng thì bạn phải thuê mặt bằng cũ nên chi phí sửa chữa chắc chắn sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí phát sinh.

Các yêu cầu đến từ đầu bếp:

Khi bạn làm một menu chung và truyền thống nhưng bếp chính của bạn lại muốn có sự thay đổi trong các món ăn để tạo sự riêng biệt của quán thì đơn hàng mua nguyên liệu của bạn sẽ đắt hơn nhiều. Đặc biệt là đơn hàng đầu tiên, tromg giai đoạn thử nghiệm, bạn phải tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm. Ví dụ như trước khi mở quán ăn, bạn thuê được đầu bếp và xây dựng mọi thứ, khi đầu bếp đó nghỉ, bạn thuê đầu bếp khác thì phải thay đổi, bố trí lại 1 số thứ để họ thuận tiện làm món ăn. Đây cũng là điều khiến bạn tốn thêm nhiều chi phí phát sinh nhưng không thể thông thực hiện.

Chi phí cho thực phẩm:

Cho dù bạn đã lên kế hoạch ngân sách tiêng cho menu nhưng chắc chắn rằng menu không mãi cố định  mà sẽ có sự thay đổi. Theo như thực tế, có đến 25% người kinh doanh thay đổi ý kiến về menu khi mới mở quán ăn, bởi sau giai đoạn thử nghiệm, chủ quán sẽ điều chỉnh lại thực đơn theo như nhu cầu của khách hàng hoặc phù hợp hơn với quán ăn, thị trường khu vực xung quanh. Và chắc chắn là mỗi khi thay đổi menu thì chi phí mua thực phẩm, nguyên liệu cũng phát sinh nhiều hơn.

Giấy tờ liên quan:

Khi mới mở quán, chưa nắm rõ các quy định thì bạn sẽ bị bối rối bởi rất nhiều các chi phí về các giấy tờ có liên quan đến thủ tục mở và kinh doanh quán ăn. Chắc chắn rằng giai đoạn đầu, bạn sẽ gặp nhiều trục trặc và thiếu sót. Có nhiều trường hợp chủ quán bắt buộc phải đập và xây lại mặt bằng vì trái với quy định trong xây dựng của khu vực, hoặc sai sót trong chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm....

Chi phí nhân viên:

Đào tạo cho nhân viên là vấn đề rất quan trọng, với những quán ăn mới mở thì cho dù là nhân viên đã có kinh nghiệm vẫn sẽ gặp một số bỡ ngỡ. Chính vì vậy, phải cần đầu tư đào tạo lại từ những bước đầu tiên để có thể xẫy dựng được đội ngũ chuyên nghiệp. Đây cũng là một khoản chi phú tốn kém. Nhưng không thể xem nhẹ việc này vì nếu để tự nhân viên làm theo ý mình thì chất lượng phục vụ vô cùng tệ và quán ăn sẽ mất hết khách. Tốt nhất bạn nên bỏ ra 3 tuần để đào tạo cho nhân viên trước khi khai trương quán.

Các chi phí khác:

Còn muôn vàn chi phí nhỏ lẻ khác mà bạn không thể quản lý và lập danh sách được. Vì vậy, trước khi mở quán ăn, dù là đã có kinh nghiệm hay kế hoạch ngân sách chi tiết thì vẫn sẽ có nhiều chi phí không mong đợi phát sinh. Lúc đó, bạn cần tỉnh táo để chuẩn bị và đưa ra các quyết định đúng đăn. Hãy cố gắng tiết kiệm khi có thể để tăng doanh thu và giảm chi phí.